Web Development: Kiến thức tổng quan cho web developer

Web Development: Kiến thức tổng quan cho web developer

Web development là ngành nghề có mức lương lý tưởng mà biết bao người hằng mong ước, bởi lượng cung luôn thấp hơn cầu. Để trở thành web developer, bạn cần phải biết đến thuật ngữ website development. Đây là từ ngữ dùng để diễn tả việc xây dựng và phát triển website được lưu trên Internet. Trong bài viết này, Thiết kế web tại Cần Thơ chia sẻ chi tiết đến bạn Web Development: Kiến thức tổng quan cho web developer, cùng tham khảo ngay nhé!

Website Development

1. Web development là gì? Web developer là gì?

Web development là những ứng dụng, trang web có thể hoạt động được trên các nền tảng trình duyệt khác nhau. Người thực hiện những việc này được gọi là web developer. Họ sẽ sử dụng nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau để xây dựng trang web và sử dụng những công nghệ lập trình phổ biến như: JavaScript, HTML, CSS,...

Website không chỉ là hình ảnh đại diện cho doanh nghiệp mà còn là nơi bán hàng online mang về lợi nhuận kinh doanh cao. Chính vì thế, web developer đóng vai trò quan trọng và cần thiết để xây dựng, phát triển và bảo trì website. Thời đại công nghệ thông tin ngày càng phát triển thì nghề lập trình viên càng phát triển mạnh mẽ đi kèm với mức lương vô cùng hấp dẫn.

web development là gì

2. Cách vận hành của website

Công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ nhưng hoạt động của website vẫn đảm bảo cách thức vận hành cơ bản như sau:

- Người dùng truy cập đến trình duyệt, trình duyệt có nhiệm vụ phân tích, render CSS và HTML thành nội dung, định dạng chúng ta thường thấy với tên Web Page.
- Thực thi được những đoạn JavaScript để tạo ra các chức năng gồm cả việc sửa đổi cấu trúc website. 
- Trình duyệt có chức năng gửi yêu cầu đến máy chủ để lấy web đã render. Khi đó, máy chủ sẽ tự động tìm kiếm nội dung và gửi lại trình duyệt.
- Nếu nhận được phản hồi, trình duyệt sẽ phân tích và thực hiện nội dung đó để nội dung hiển thị trên web để người dùng nhìn thấy.

Cách vận hành của website

3. Kỹ năng cần thiết cho web developer

Kỹ năng front end

Kỹ năng front end quyết định phần trang chủ của một trang web, có nhiệm vụ thể hiện toàn bộ thông tin, nội dung và khách hàng có thể tương tác với doanh nghiệp. Nếu bạn là người yêu thích việc thiết kế những ấn phẩm và thích giao tiếp với mọi người thì có thể trở thành một front end developer. Một số kỹ năng front end cần có như: 

- Nắm vững kiến thức cơ bản, tổng quát nhất về CSS/HTML/JavaScript.
- Tìm hiểu kỹ những kiến thức liên quan đến UI/UX.
- Vấn đề cần thiết ứng dụng trong thiết kế, biết sử dụng photoshop cơ bản.
- Tìm hiểu một số các framework, những thư viện nổi bật như AngularJS, jQuery, EmberJS,...
- Biết cách thiết kế web chuẩn responsive,...

Kỹ năng front end - Kỹ năng cần thiết cho web developer

Kỹ năng back end

Back end đảm nhận tất cả các phần bên trong trang web giúp website vận hành trơn tru, mượt mà và êm ái. Bạn nên trang bị cho mình một số kỹ năng như sau để trở thành back end developer chuyên nghiệp hơn.

- Hiểu rõ kiến thức liên quan về web framework cùng với những ngôn ngữ lập trình như là Spring, Django, Rails, ASP.NET MVC,...
- Nắm vững kiến thức ngôn ngữ server-side để có thể viết backend như Python, Java, Ruby,...
- Tìm hiểu những kiến thức về database SQL như là MS SQL Server, MySQL,...
- Nắm vững kiến thức cơ bản liên quan đến website và một số CMS như là Umbraco, WordPress, Joomla,...

Kỹ năng back end - Kỹ năng cần thiết cho web developer

Kỹ năng phân tích các thiết kế

Bên cạnh việc trang bị những thiết thức về lập trình website, web developer nên trau dồi cho mình những kiến thức và kỹ năng phân tích các thiết kế giúp trở thành lập trình viên tài ba. Đồng thời, kỹ năng này còn giúp bạn hiểu chi tiết hơn về trang web mình đang thiết kế, có cái nhìn tổng quan về các vấn đề từ bên ngoài đến bên trong trang web. 

Để trở thành Full Stack Developer một web developer nắm được các kỹ năng cơ bản sau:

- Ngôn ngữ lập trình: Java, PHP, C#, Ruby, Python...
- Sử dụng thành thạo Framework cùng thư viện bên thứ ba. 
- Thành thạo các kiến thức về Front-end như CSS, HTML,Javascript… 
- Nắm vững kiến thức và kỹ năng sử dụng các kỹ thuật cache và Database.
- Kỹ năng thiết kế: UI design, UX design, Prototype design.

Kỹ năng phân tích các thiết kế để trở thành Full Stack Developer

Kỹ năng mềm khác

Bạn nên trau dồi thêm những kỹ năng mềm để phục vụ cho nghề nghiệp trong tương lai, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả công việc.

- Tư duy logic, rõ ràng và khoa học kết hợp với sự sáng tạo.
- Giao tiếp, phân tích, giải quyết vấn đề và khắc phục lỗi phát sinh.
- Kỹ năng làm việc nhóm và độc lập.

Các kỹ năng mềm dành cho web developer

4. Kiến thức tổng quan cho web developer

Web developer cần nắm vững những kiến thức về Git, SSH, GitHub, HTTP/HTTPS, dòng lệnh Linux, cấu trúc dữ liệu, giải thuật và mã hóa kí tự.

Git: Là hệ thống quản lý bản phân tán giúp quá trình làm việc nhóm và quản lý code của nhà lập trình thêm dễ dàng, đơn giản hơn. 
SSH: Giao thức mạng có chức năng hiện tương tác giữa máy chủ cùng với thiết bị người dùng. Nhờ đó, người dùng có thể chỉnh sửa và kiểm soát server từ xa qua internet.
HTTP/HTTPS: Đây là kiến thức bắt buộc mỗi develper nào cũng cần phải nắm vững, vì HTTPS và HTTP chính là xương sống của mỗi trang web.
Dòng lệnh Linux: Là dòng lệnh Web Developer và Mobile Developer cần phải biết. Linux Command Line là lệnh quan trọng nên cần bỏ ra nhiều thời gian để học và tìm hiểu.
Cấu trúc dữ liệu, giải thuật: Để làm được nhiều việc phức tạp hơn trên trang web, bạn cần nắm rõ kiến thức về cấu trúc dữ liệu và giải thuật.
Mã hóa ký tự: Bạn muốn trang web mang tính toàn cầu thì cần hiển thị nhiều ngôn ngữ nên developer cần phải có hiểu biết về mã hóa ký tự. Mã hóa ký tự được sử dụng phổ biến ngày nay là UTF-16 Unicode, ASCII và UTF-8 Unicode
GitHub: Là dịch vụ lưu trữ dữ liệu sử dụng hệ thống Git revision trên trên web. 
Technical SEO: Là kiến thức hỗ trợ bạn trở thành một web developer chuyên nghiệp hơn.

Kiến thức tổng quan cho web developer

Nguồn bài viết: Sưu tầm

TIN TỨC |

Bài viết liên quan

Đăng ngày: 01/12/2023
Spyware là phần mềm gì? Làm thế nào để ngăn chặn và phòng ngừa các phần mềm Spyware?
Đăng ngày: 23/10/2023
Duplicate Content là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục
Đăng ngày: 17/10/2023
DMCA là gì? Hướng dẫn đăng ký DMCA cho website nhanh chóng
Đăng ngày: 25/08/2023
Kích thước ảnh chuẩn trên website là bao nhiêu và cách tối ưu hiệu quả
Đăng ngày: 16/08/2023
Googlebot là gì? Tổng hợp thông tin về Googlebot mà bạn cần biết
Đăng ngày: 11/08/2023
Marketing mix là gì? Kiến thức quan trọng về marketing mix
Đăng ngày: 26/07/2023
7 cách khắc phục sự cố lỗi 504 gateway time-out
Đăng ngày: 13/07/2023
Cloaking là gì? Có nên dùng kỹ thuật Cloaking trong SEO không?