Cloaking là gì? Có nên dùng kỹ thuật Cloaking trong SEO không?

Cloaking là gì? Có nên dùng kỹ thuật Cloaking trong SEO không?

Hiện nay, một số anh em SEOer đang sử dụng nhiều kỹ thuật SEO mũ đen (black hat SEO) để qua mặt Google, lên được vị trí cao trên công cụ tìm kiếm Google. Một trong những kỹ thuật này mang tên Cloaking.

Bài viết dưới đây của Thiết kế web Cần Thơ sẽ giải thích cho bạn biết Cloaking là gì và có nên sử dụng nó trong SEO hay không.

Cloaking là gì?

Cloaking hay kỹ thuật Cloaking là phương pháp được SEOer sử dụng nhằm cung cấp hai loại nội dung khác nhau cho người dùng và cho trình thu thập thông tin (bot) của công cụ tìm kiếm. Mục đích của Cloaking là cải thiện thứ hạng của trang web cho những từ khóa nhất định trên công cụ tìm kiếm.

Nói một cách ngắn gọn, với sự can thiệp của kỹ thuật Cloaking, những gì bạn thấy trên một trang web sẽ khác với những gì bot của Google thấy.

Ngoài ra, Cloaking còn được các hacker sử dụng để hiển thị nội dung phù hợp với các mục tiêu cụ thể.

Cloaking là gì? Có nên dùng kỹ thuật Cloaking trong SEO không?
Cloaking là gì? Có nên dùng kỹ thuật Cloaking trong SEO không?

​​​​Các loại kỹ thuật Cloaking

Che giấu tác nhân người dùng (Agent user)

Tác nhân người dùng là một chương trình hoạt động thay mặt cho người dùng. Ví dụ, trình duyệt web hoạt động tương tự giống như tác nhân người dùng tìm nạp thông tin trang web ở hệ điều hành.

Khi bạn nhập một truy vấn, trình duyệt sẽ tự động gửi một mã đến máy chủ nhằm phân biệt/xác định tác nhân người dùng. Nếu tác nhân người dùng được xác nhận là trình thu thập thông tin (bot), nội dung được che giấu sẽ được phân phối.

Che giấu dựa trên IP

Mỗi người dùng truy cập trang web đều sẽ có địa chỉ IP dựa trên vị trí và dịch vụ internet của họ. Dựa trên địa chỉ IP, quản trị viên của trang sẽ lọc ra đâu là địa chỉ IP của người dùng và đâu là địa chỉ IP của bot để cung cấp các trang có nội dung khác nhau.

Kỹ thuật che giấu dựa trên JavaScript

Quản trị trang web sẽ cung cấp cho người dùng sử dụng trình duyệt hỗ trợ JavaScript một phiên bản nội dung và người dùng đã tắt JavaScript một phiên bản nội dung khác của trang web.

Kỹ thuật che giấu dựa trên JavaScript

Kỹ thuật che giấu dựa trên JavaScript

Kỹ thuật che giấu HTTP_REFERER

Trong phương pháp này, tiêu đề HTTP_REFERER của người yêu cầu truy cập sẽ được kiểm tra và dựa trên đó, phiên bản web được che giấu hoặc được mở khóa sẽ được phân phối.

Kỹ thuật che giấu tiêu đề Ngôn ngữ chấp nhận HTTP

Kỹ thuật này kiểm tra tiêu đề Ngôn ngữ chấp nhận HTTP của người dùng và dựa trên những kết quả đối sánh, một phiên bản cụ thể của trang web sẽ được hiển thị. Nói một cách dễ hiểu, nếu tiêu đề Ngôn ngữ chấp nhận HTTP là của một công cụ tìm kiếm thì phiên bản che giấu của trang web sẽ được phân phối.

Có nên sử dụng thuật cloaking trong SEO hay không?

Sử dụng kỹ thuật cloaking sẽ rút ngắn thời gian thăng hạng và có nhiều cơ hội để tiếp cận người dùng hơn. Thế nhưng, như đã nói ở trên, đây là kỹ thuật của SEO mũ đen và bị Google nghiêm cấm sử dụng. 

Sở dĩ Google lại gay gắt với cloaking là bởi kỹ thuật này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả đánh giá và xếp hạng của Google trên trang SERPs. Nói một cách khác thì cloaking sẽ thao túng kết quả quả Google, khiến cho việc cạnh tranh SEO giữa các thương hiệu trở nên không lành mạnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín cũng như trải nghiệm người dùng khi truy vấn trên Google.

Vậy nên, đáp án cho câu hỏi “Có nên sử dụng kỹ thuật cloaking trong SEO hay không?” Đáp án là KHÔNG! Trừ kỹ thuật cloaking dựa trên session là bạn có thể ứng dụng trong các chiến dịch remarketing của mình (nhưng cũng không nên quá lạm dụng).

Cloaking in SEO là thủ thuật bị cấm của Google
Cloaking in SEO là thủ thuật bị cấm của Google

  • Hình phạt của Google khi phát hiện cloaking

Khi phát hiện 1 trang web gian lận bằng cách sử dụng kỹ thuật cloaking, Google sẽ phạt rất nặng. Theo ghi nhận, hầu hết những trường hợp bị Google phát hiện che giấu cloaking đều bị cấm lập chỉ mục vĩnh viễn.

Và tất nhiên, khi nhận “bản án” này tức là trang web sẽ hoàn toàn mất đi giá trị trên Google, không được người dùng tìm thấy cho dù bạn có nỗ lực làm gì đi chăng nữa. Vậy nên hãy cẩn trọng với cloaking nhé.

Hy vọng những thông tin có trong bài viết hôm nay đã giúp bạn hiểu được phần nào mức độ nguy hiểm của kỹ thuật cloaking - 1 kỹ thuật luôn được sử dụng trong SEO mũ đen. Lời khuyên của chúng tôi là bạn tuyệt đối không nên thử kỹ thuật này, vì nếu bị phát hiện trang web của bạn sẽ gần như bị “biến mất” hoàn toàn trên Google đó.

Nguồn bài viết: Sưu tầm

TIN TỨC |

Bài viết liên quan

Đăng ngày: 01/12/2023
Spyware là phần mềm gì? Làm thế nào để ngăn chặn và phòng ngừa các phần mềm Spyware?
Đăng ngày: 23/10/2023
Duplicate Content là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục
Đăng ngày: 17/10/2023
DMCA là gì? Hướng dẫn đăng ký DMCA cho website nhanh chóng
Đăng ngày: 25/08/2023
Kích thước ảnh chuẩn trên website là bao nhiêu và cách tối ưu hiệu quả
Đăng ngày: 16/08/2023
Googlebot là gì? Tổng hợp thông tin về Googlebot mà bạn cần biết
Đăng ngày: 11/08/2023
Marketing mix là gì? Kiến thức quan trọng về marketing mix
Đăng ngày: 26/07/2023
7 cách khắc phục sự cố lỗi 504 gateway time-out
Đăng ngày: 06/07/2023
SSL Là Gì? Vai trò Của Chứng Chỉ SSL Đối Với Website